Phân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nông Nghiệp
Giá: 5L: 350.000 VNĐ | 20L: 740.000 VNĐ | 30L: 1.020.000 VNĐ
Mã hàng: Panga TC (Đạm cá)
Xuất xứ: Việt Nam
Giới thiệu về Đạm cá nước ngọt
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá nước ngọt, giúp cho cây trồng dễ hấp thu chất đạm hữu cơ.
Thành phần:
- Chất hữu cơ tổng:………..25%
- Tổng C/N:…………………..8%
- Tỷ trọng:…………………..1,05
- pHH2O:………………………5Đạm cá nước ngọt cho cây trồng
Công dụng:
- Cung cấp chất hữu cơ được thủy phân từ cá nước ngọt, giúp cho cây trồng dễ hấp thu chất đạm hữu cơ.
- Cung cấp amino acids và các khoáng chất khác cần thiết cho cây, giúp bộ rễ khỏe mạnh, lá to, dày; trái ngọt hơn.
- Phục hồi các cây bị yếu, cây sau thu hoạch, thúc đẩy sự phát triển cây trồng, giúp cây chắc khỏe, kháng bệnh tốt hơn.
- Giúp giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học.
Cách ủ phân cá:
Tỷ lệ áp dụng cho phuy 200 lít với số lượng cá từ 140kg – 160 kg bằng phương pháp ủ trực tiếp:
5 lít vi sinh EM-AG + 5 lít mật rỉ đường + 0,5 kg men Protease + nước sạch (*)
Tham khảo chi tiết sản phẩm: Mật rỉ đường
Bà con tiến hành trộn đầy đủ các nguyên liệu trên (*) thành dung dịch men ủ; sau đó đổ lên từng lớp cá sao cho thấm đều men và ngập hết cá (có thể dùng gậy để quậy nhằm giúp cho men ủ thấm đều vào từng lớp cá). Tiếp theo, bà con cần che đậy phuy ủ để tránh bụi bặm hoặc ruồi nhặng bay vào.
Bà con lưu ý, trong quá trình ủ phân cá thì lượng cá ủ bên trong phải cách miệng phuy khoảng 15-20cm và trong 5 ngày đầu, cá sẽ có hiện tượng sình lên nên bà con cần dùng dụng cụ để nhấn cá xuống ngập dưới men, giúp cá thấm đều men và chống bị hôi.
Các loại vi sinh chứa trong men ủ gồm: vi khuẩn Bacillus spp, vi khuẩn Lactobacillus spp, vi khuẩn quang dưỡng Rhodopseudomonas palustris, Rhodobacter johrii, Nấm men Sacharomyces sp và Protease giúp cá phân hủy nhanh, giàu dinh dưỡng mà không gây mùi hôi thối. Bà con ủ trong vòng 2 – 3 tháng sẽ ra được thành phẩm.
Hướng dẫn sử dụng phân cá hữu cơ – Đạm cá cho từng loại cây trồng:
- Cây lương thực: lúa, ngô (bắp), khoai, lạc (đậu phộng), đậu nành,…
- Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 8-10 lít/ha/lần.
- Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 40-45 ngày, lần 3 sau 65-70 ngày.
- Cây công nghiệp: Cà phê, tiêu, điều, trà, cao su, thuốc lá, bông vải, mía, dâu tằm,…
- Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần
- Bón 4-5 lần/năm: lần 1 tháng 01; lần 2: tháng 5; lần 3 tháng 07; lần 4 tháng 09; lần 5 tháng 10.
- Cây ăn trái: Sầu riêng, xoài, cam, quýt, bưởi, mận, táo, thanh long, nho, mãng cầu, măng cụt, sơ ri, ổi, chôm chôm, đu đủ, dứa,…
- Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần
- Bón 4-5 lần/năm: lần 1 tháng 01; lần 2: tháng 5; lần 3 tháng 07; lần 4 tháng 09; lần 5 tháng 10.
- Cây hoa màu: Dưa hấu, dưa leo, bắp cải, xà lách, cà rốt, cà chua, bầu bí, mướp, hành, hẹ, tỏi, ớt, mướp đắng, su hào, gừng,….
- Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.
- Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.
- Hoa kiểng, phong lan: Phong lan, hoa hồng, hoa nhài, cúc, huệ, mai, vạn thọ, tulip, cẩm chướng, bon sai,….
- Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.
- Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.